>>Biểu hiện bệnh giang mai qua từng thời kì
>>Quan hệ bằng miệng có mắc bệnh giang mai không?
Nguyên nhân gây bệnh giang mai
Giang mai do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh này vẫn là do lây nhiễm trực tiếp khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây nhiễm qua con đường truyền máu và dùng chung kim tiêm. Ở một số trường hợp hôn môi, hoặc bú vú cũng có khả năng bị lây nhiễm giang mai. Bởi trên thực tế, có những trường hợp em bé có tổn thương giang mai ở miệng khi bú vào vú của vú nuôi hoặc một người nào đó cũng sẽ lây bệnh cho người đó.
Một nguyên nhân khác gây ra giang mai bẩm sinh phải kể đến là do lây truyền từ mẹ sang con. Khi này, thai phụ mắc bệnh giang mai mà không điều trị sớm hoặc điều trị triệt để sẽ lây nhiễm cho thai nhi thông qua nhau thai. Việc lây nhiễm này sẽ xảy ra sau tháng thứ 4 của thai kỳ.
Khi bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai, ban đầu người bệnh sẽ không thấy có bất kỳ biểu hiện nào. Chỉ sau từ 3 – 90 ngày, các biểu hiện của bệnh giang mai mới xuất hiện. Biểu hiện điển hình nhất đó là xuất hiện một vết trợt nông, bằng phẳng, có màu đỏ tươi, hình tròn hoặc hình bầu dục, không có mủ và không có vảy, không gây đau cũng như không gây ngứa. Vết trợt đầu tiên này được y học gọi là “săng giang mai”.
Săng giang mai này có thể thấy ở rãnh quy đầu, quy đầu, thân dương vật, môi lớn, môi bé, âm đạo, hậu môn, họng, lưỡi, trán, ngón tay,…
Giang mai ở giai đoạn 2: Sẽ xuất hiện từ 4-10 tuần, với các biểu hiện như: có các nốt ban đối xứng màu hồng giống hoa đào, khi ấn vào thì mất, không nổi cao trên bề mặt da, không bong vảy và tự mất đi. Bên cạnh đó, người bệnh còn hay bị sốt, mệt mỏi, sụt cân, đau họng, đau đầu, nổi hạch.
Giang mai giai đoạn 3: Sẽ xuất hiện củ giang mai có hình cầu hoặc mặt phẳng không đối xứng, màu đỏ mận, hơi ngả tím, kích thước bằng hạt ngô.
Xem thêm :Địa chỉ chữa bệnh giang mai ở đâu tốt nhất TPHCM?